Năng lực quản lí hoạt động dạy học tích hợp là tập hợp những năng lực hoạch định kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy học theo hướng tích hợp bằng cách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy học theo hướng tích cực của nhà trường để thực hiện tốt các mục tiêu và chất lượng dạy học trong nhà trường.
(Xem nội dung đầy đủ trong file đính kèm)

Trong quản lí hoạt động dạy học tích hợp thì khung năng lực quản lí hoạt động dạy học tích hợp là tập hợp những năng lực hoạch định kế hoạch; tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp bằng cách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy học theo hướng tích hợp để thực hiện tốt các mục tiêu dạy học của nhà trường. Các chức năng quản lí hoạt động dạy học tích hợp được thể hiện cụ thể như sau:
- Năng lực hoạch định kế hoạch là việc xác định các mục tiêu và biện pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đó trong một thời gian nhất định.
- Năng lực tổ chức là sắp xếp các nguồn lực bao gồm việc phân công giảng dạy cho giáo viên theo chuyên môn đã được đào tạo theo yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy học; quản lí việc xây dựng phân phối chương trình, kế hoạch dạy học tích hợp nhằm đảm bảo nội dung kiến thức quy định của chương trình từng môn học, không giảm nhẹ, không nâng cao, mở rộng hơn so với yêu cầu chương trình; quản lí việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp.
- Năng lực chỉ đạo hoạt động dạy học tích hợp tức là việc nhà quản lí dùng các biện pháp tác động để đạt được mục tiêu. Cụ thể chỉ đạo thông qua việc xây dựng quy chế chuyên môn; tổ chức dự giờ, thăm lớp để nắm bắt thực trạng dạy học theo hướng tích hợp và tổ chức rút kinh nghiệm giờ dạy; Báo cáo của các tổ chuyên môn và để nắm bắt thông tin về hoạt động dạy học theo hướng tích hợp của giáo viên; chỉ đạo việc soạn giáo án của giáo viên để nắm bắt việc soạn bài theo hướng tích hợp; Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học tích hợp; chỉ đạo việc đảm bảo cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động dạy học theo hướng tích hợp. Ngoài ra, chỉ đạo việc thực hiện nền nếp trong học tập của học sinh trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp và trong lớp theo hướng tích hợp đồng thời chỉ đạo quá trình hướng dẫn hoạt động tự học của học sinh
- Năng lực kiểm tra đánh giá là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo các hoạt động đạt tới mục của tổ chức đã đề ra. Bao gồm việc xác định chuẩn, xây dựng kế hoạch kiểm tra, phân tích các kết quả đo đạc để so sánh với chuẩn để có những tác động thúc đẩy hay uốn nắn rút kinh nghiệm.
Tác giả bài viết: Đinh Thị Kim Loan
- Mặc định
Những bài mới hơn
Những bài cũ hơn